Ngày nay việc đảm bảo an toàn trong thi công trên mái nhà ngày càng được nhiều công ty, khu công nghiệp, công trình thi công trên cao được chú trọng
Những câu hỏi về dây cứu sinh thường gặp trong lúc thi công.
Dây cứu sinh là một hệ thống chống rơi ngã, bao gồm các điểm neo (Anchorage) cố định và dây cáp (giúp cho người lao động làm việc ở trên cao có thể di chuyển dễ dàng trên một khu vực rộng: theo chiều dọc và chiều ngang) mà luôn luôn được kết nối với (Lanyard, Shock Absorber) giữa dây đai an toàn (Body harness) và điểm neo đó.
Hệ thống dây cứu sinh chống rơi ngã bao gồm:
– Bộ phận bắt buộc: Điểm neo, Dây kết nối (Khuyến khích nên dùng dây kết nối và dây giảm sốc) và Dây đai toàn thân
– Bộ phận cứng hoặc cố định: Dây cứu sinh tự thu, dây cứu sinh dọc, dây cứu sinh ngang, thiết bị cứu hộ
Dây cứu sinh(lifeline) căn cứ vào TCVN 8206:2009 và TCVN 8205: 2009 về hệ thống chống té ngã cá nhân
Đối với dây cứu sinh ngang đàn hồi theo các tiêu chuẩn từ TCVN8206: 2009 đến EN795:2012 đều quy định rõ. Một dây cứu sinh ngang đàn hồi phải có khả năng chịu được tối thiểu 2 người cùng làm việc đồng thời. Tức chịu 1 tải trọng rơi tự do tối thiểu 200kg khi thử động và chịu 1 tải trọng tĩnh dọc trục khi kéo là 12kN.
Căn cứ vào đó hầu hết các hãng an toàn lớn trên thế giới đều chỉ cần cáp phi 8 là đã đủ khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn mà không cần đến phi 10, 12 hoặc 14.
Và theo thực tế dây cứu sinh của sstc.lifeline đã sử dụng là loại cáp đường kính 8ly loại 7*7 và là inox 316 được nhập khẩu từ Đức đạt chuẩn Châu âu với kết quả kéo tĩnh dọc trục từ trung tâm kiểm định khu vực 3 Quartest 3 lên đến 48.4kN gấp 4 lần giá trị cho phép 12kN
Vì vậy yêu cầu của dây cáp sử dụng trong dây cứu sinh chỉ cần đường kính phi 8 là đủ. Nhưng lưu ý phải là loại cáp tốt có xuất xứ rõ ràng
Vì sao phải bọc nhưa? Bọc nhựa chỉ vì bảo vệ chống rỉ sét và nếu 1 sản phẩm chuyên dùng ngoài trời mà không đáp ứng tiêu chuẩn là thép không rỉ thì xem như chưa đạt yêu cầu.
Cáp bọc nhưa chỉ là 1 loại cáp thép thông thường dễ bị rỉ sét nên các hãng chuyên về dây cứu sinh trên thế giới họ thường không sử dụng với các lý do:
1. Rất nhanh rỉ sét chỉ khoảng 6 tháng đến 1 năm là gần như sét hoàn toàn xuống cấp rất nhanh. Chính vì vậy đối với dây cứu sinh thường chỉ sử dụng loại thép không rỉ chất lượng cao nên các hãng đều sử dụng tư cáp inox 304 đến cáp inox 316 sử dụng ngoài trời 10 năm không sét
2. Khi lớp bọc nhựa trong thời gian ngắn không chịu được ánh sáng mặt trời ( tia UV) dễ lão hoá nứt chảy khi đó sợi cáp sẽ bị hư hỏng rất nhanh chưa kể khi có lớp bọc nhựa thì các khoá trượt trên dây cứu sinh không hoạt động được
Chính vì vậy các hãng trên thế giới về dây cứu sinh không hãng nào sử dụng cáp bọc nhựa này cả mà cáp bọc nhựa chỉ là do cảm tính thiếu hiểu biết rõ của người Việt Nam về dây cứu sinh.
Họ nghĩ rằng bọc nhựa sẽ an toàn không bị rỉ sét mà không nghỉ là do loại cáp thép không phải hoặc không đạt chuẩn về thép không rỉ cho phép sử dụng ngoài trời nên sai từ khi lựa chọn ban đầu.
Hiện nay để thử tải dây cứu sinh chúng ta căn cứ vào 2 tiêu chuẩn
1./TCVN8206:2009
2./TCVN8205:2009
Thông thường 1 hệ dây cứu sinh sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra tối thiểu 3 điểm:
1. Điểm đầu: nhiều trường hợp đơn vị thi công lắp đặt không có đủ dụng cụ thi công để bấm đầu cotenên khi thi công xong khi kiểm tra lực chưa đạt đầu cote đã bị bung cáp bị tuôn. Như vậy là không đảm bảo về mặt kỹ thuật lắp đặt mặc dù kiểm định đạt kết quả. Lỗi này do thi công lắp đặt nên cần phải kiểm tra.
2. Điểm cuối: Tăng đơ, tương tự như đầu cote vị trí tăng đơ là điểm cuối của dây cứu sinh do chịu lực căng khá lớn nên nhiều trường hợp cũng bị bung đầu tăng đơ. Đây cũng là lỗi kỹ thuật của đơn vị lắp đặt cần phải kiểm tra.
3. Đoạn giữa: Thật chất là 1 vị trí bất kỳ kiểm tra chất lượng của sợi cáp trên dây cứu sinh xem khi ra thực tế có vấn đề gì không?